Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 11 kết quả

“Chinh phụ ngâm” và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và trữ tình

“Chinh phụ ngâm” và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và trữ tình

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020

Lượt nghe: 1273

Có thể nói âm điệu trữ tình gây xúc động lòng người của bản “Chinh phụ ngâm” do nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn Nôm là kết quả của một chuỗi tự sự giàu tính nghệ thuật. Ở đó, người vợ có chồng đi lính xa nhà giãi bày nhiều cảm xúc, tâm trạng như buồn thương, oán trách, tiếc nuối, lo lắng, xót xa, nhớ nhung, mong ngóng, khát khao… Trong “Chinh phụ ngâm” bản Nôm, ranh giới giữa tự sự và trữ tình, hai phương thức tái hiện đời sống tưởng không thể song hành, đã bị xóa nhòa. Chính việc “kể lể tình cảm” đã tạo khả năng cho áng thơ trữ tình này có thể kéo dài đến 408 câu thơ và diễn đạt một cách dễ dàng, thuận lợi những “cung bậc cảm xúc luôn ngưng đọng trên một khối sầu”:

“Hoa vông vang trắng”: Lời tự sự của người phụ nữ gặp trắc trở trong tình yêu

“Hoa vông vang trắng”: Lời tự sự của người phụ nữ gặp trắc trở trong tình yêu

Ngày phát hành 8:25 | 14/4/2023

Lượt nghe: 333

Lấy chồng với hầu hết người phụ nữ như một canh bạc. Chỉ đến khi kết hôn thậm chí sống một thời gian dài, người phụ nữ mới biết mình có may mắn hay không. Nếu kém may mắn, họ lấy phải người chồng xấu tính, ích kỉ, cờ bạc …thì cuộc sống thật bất hạnh. Ngược lại nếu lấy phải người chồng tốt thì cuộc sống dù khó khăn, vất vả vẫn đầm ấm, hạnh phúc, nhiều niềm vui. Nhân vật người phụ nữ tên Yến Phi trong câu chuyện đáng buồn khi không có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc. Gia cảnh khá giả, con cái lại trưởng thành không phải lo lắng thì chồng sinh thói bồ bịch. Trớ trêu hơn cô bồ lại là bạn của nhân vật chính. Khi con cái đã trưởng thành đi tìm cuộc sống riêng nơi phương xa, chồng tìm niềm vui mới, Yến Phi với danh xưng là “nàng” cũng phải tự lo cho bản thân mình. Không ghen tuông, không trách móc, không đòi hỏi, nàng trải nghiệm cuộc sống cô đơn của bản thân. Cuộc sống yên bình ở Đà Lạt của Yến Phi bị phá vỡ bởi Út Nghĩa. Hai người gặp gỡ nhau như đưa đẩy của số phận khiến họ xích gần nhau. Út Nghĩa khiến nàng hồi xuân trở lại thời đôi mươi đầy sức sống. Với người phụ nữ đã có chồng, có mấy mặt con thì cái đêm mặn nồng hiếm hoi không phải là tình một đêm. Cô thực sự muốn tìm hạnh phúc cho tương lai của mình. Thế nhưng Út Nghĩa tức Di bị bọn xấu giết chết khi anh truy bắt cướp. Người đàn ông nàng mới yêu mà thực sự chưa kịp tìm hiểu đã ra đi mãi mãi. Kết câu chuyện là việc Yến Phi có thai và nàng hạnh phúc khi cuộc đời mình lại có điều để quan tâm. Được kể với giọng văn hiện đại, lãng mạn, truyện ngắn là lời tâm sự, chia sẻ của người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Vượt lên tất cả là thái độ bình thản có chút bất cần của nhân vật Yến Phi. Cuộc sống xã hội nhiều đổi thay, quan niệm của người phụ nữ về hôn nhân, về con cái về hạnh phúc cũng ít nhiều khác biệt so với trước. Người phụ nữ biết coi trọng bản thân hơn, vì cái tôi và hạnh phúc riêng của mình nhiều hơn. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Cùng làm văn tự sự

Cùng làm văn tự sự

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018

Lượt nghe: 457

Bước vào lớp 6, chúng mình làm quen với thể loại văn tự sự. Không hề khó chút nào. Thậm chí còn gần gũi với chúng ta nữa. Nhưng để làm tốt một bài văn tự sự thì cũng cần sự đầu tư nghiêm túc đấy nhé. Từ kinh nghiệm cá nhân, bạn Hà Phương, học sinh lớp 6A trường THCS Chu Văn An - Hà Nội nói gì về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/11/2018)

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (Phần 1)

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (Phần 1)

Ngày phát hành 16:1 | 16/2/2023

Lượt nghe: 230

Một trong những bài học quan trọng và bổ ích trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2 là bài học “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”. Đồng hành cùng chương trình, cô giáo Bùi Thị Lan Anh, giáo viên ngữ văn trường THCS Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội sẽ chia sẻ về những nội dung trong bài học này, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/02/2023)

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (Phần 2)

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (Phần 2)

Ngày phát hành 10:13 | 26/2/2023

Lượt nghe: 123

Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã nghe cô giáo Bùi Thị Lan Anh (giáo viên ngữ văn trường THCS Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội) trao đổi về bài học “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” ở nội dung đối thoại. Hôm nay, cô giáo Bùi Thị Lan Anh tiếp tục chia sẻ về nội dung độc thoại, các bạn nhé!

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (Tiếp theo)

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự (Tiếp theo)

Ngày phát hành 11:42 | 15/3/2023

Lượt nghe: 123

Hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm luôn có ý nghĩa nhất định trong việc chuyển tải nội dung tác phẩm, bộc lộ rõ thái độ, tâm trạng hay diễn biến tâm lý nhân vật, từ đó giúp chúng ta hiểu hơn câu chuyện mà tác giả gửi gắm. Cùng đọc kỹ, học kỹ những nội dung trên để phân biệt rõ và vận dụng tốt vào bài viết làm văn, các bạn nha! (Văn nghệ thiếu nhi 27/02/2023)

Ngôi kể trong văn tự sự

Ngôi kể trong văn tự sự

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2016

Lượt nghe: 885

Trong các văn bản tự sự, luôn có một nhân vật là người kể chuyện. Người kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất xưng tôi, hoặc ở ngôi thứ ba giấu mình đi. Vị trí, điểm nhìn của người kể chuyện ảnh hưởng tới nội dung văn bản cũng như sự tiếp nhận từ phía người đọc. Lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự đôi khi là sự tính toán kỹ càng liên quan đến ý đồ nghệ thuật, có khi là sự lựa chọn tự nhiên, ngẫu hứng xuất phát từ cảm xúc của người viết. (Văn học nhà trường 12/12/2016)

Nhà văn Thiên Sơn tự sự cùng tuổi thơ

Nhà văn Thiên Sơn tự sự cùng tuổi thơ

Ngày phát hành 18:22 | 6/5/2023

Lượt nghe: 420

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê biển Diễn Châu - Nghệ An, nhà văn Thiên Sơn sớm vun đắp tình yêu với văn chương và có một tuổi thơ giàu ước vọng. Ông là một nhà văn nhà báo giàu năng lượng sáng tạo, được công chúng yêu mến qua các tập sách như: Bộ tiểu thuyết “Đại gia”, tiểu thuyết lịch sử “Gió bụi đầy trời”, tập truyện ngắn “Gửi lại tuổi thơ”… (Văn nghệ thiếu nhi 03/05/2023)

Sự kiện trong văn tự sự

Sự kiện trong văn tự sự

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017

Lượt nghe: 1051

Khi học bài làm bài, chúng ta thường đọc văn bản tự sự ở các thể loại như truyện ngắn, ký, tiểu thuyết, hoặc do chính chúng ta sáng tạo nên, ví dụ như các bài văn kể chuyện. Để hiểu hơn về văn tự sự và nâng cao năng lực làm văn tự sự, chúng ta cần phải để ý đến những yếu tố như cốt truyện, sự kiện, trật tự kể. Trong đó, sự kiện trong văn tự sự là những sự việc có tính chất bước ngoặt, tạo ra thay đổi nào đó đối với nhân vật, phân biệt với các sự việc diễn ra hàng ngày đều đều như một lịch trình định sẵn. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 24/4/2017)

Tình huống truyện trong tác phẩm tự sự

Tình huống truyện trong tác phẩm tự sự

Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020

Lượt nghe: 509

Tình huống truyện trong tác phẩm tự sự là một trong những phương diện khá quan trọng. Nắm bắt được tình huống truyện, nhận thức được ý nghĩa của nó trong việc chuyển tải nội dung tác phẩm là yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản... (Văn nghệ thiếu nhi 26/10/2020)

Yếu tố tự sự trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"

Yếu tố tự sự trong bài thơ

Ngày phát hành 14:59 | 13/11/2023

Lượt nghe: 759

Khi tìm hiểu, khai thác những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn bậc THCS, chúng ta thường quan tâm tới đặc điểm thể loại, yếu tố trữ tình và ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, cô Lê Thanh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã lưu ý tới yếu tố tự sự, miêu tả theo định hướng phát triển năng lực... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ